Biến động thị trường Doanh nghiệp BĐS lạc quan [New]
Nếu quan sát kỹ diễn biến thị trường và động thái của các doanh nghiệp địa ốc trong hai “đợt sóng” Covid tháng 2 và tháng 8/2020 vừa qua sẽ thấy những khác biệt đáng kể khi trong đợt hai, các thành viên thị trường đã không còn tâm thế hoảng hốt, phập phồng như đợt một.
Có vẻ như nhiều doanh nghiệp đã bắt đầu quen với bối cảnh “bình thường mới” với một tâm thế bình tĩnh hơn và cũng nhìn nhận ra nhiều hơn những vấn đề nội tại trong doanh nghiệp để tiến hành tái cấu trúc một cách toàn diện.
Covid-19 dường cũng là chất xúc tác khiến các doanh nghiệp quyết đoán hơn trong các quyết định “quẳng gánh lo”. Câu chuyện một tập đoàn bất động sản hàng đầu vừa từ bỏ đề xuất triển khai một dự án 500 ha ở Thạch Thất hay ngay tháng trước là rút khỏi một dự án lớn ở Long An bởi “tình hình dịch bệnh khiến doanh nghiệp đã cân nhắc và đánh giá lại nhu cầu của thị trường bất động sản, và tập trung vào các dự án trọng điểm khác” cho thấy điều này.
Nhìn nhận một cách khách quan, thị trường bất động sản Việt Nam so với thế giới vẫn còn khá non trẻ và những bước phát triển nóng khoảng 10 năm nay khiến nhiều doanh nghiệp để lộ những lỗ hổng lớn trong quản trị, nổi bật là sự thiếu bài bản trong việc xây dựng chiến lược, tiềm lực tài chính tới hệ thống quản lý, nhân sự và đặc biệt là văn hóa doanh nghiệp.
Khi đối mặt với cúc sốc lớn Covid-19, doanh nghiệp thực sự “ngấm đòn”, doanh thu của nhiều công ty sụt giảm đến 70 – 80%. Không những vậy, những lỗ hổng này còn dẫn đến hệ quả nghiêm trọng khi ban lãnh đạo không thể giải quyết được sự giằng xé giữa bài toán thu nhập hay sự tự hào về môi trường làm việc của những nhân sự cấp cao.
Ông chủ một tập đoàn phân phối bất động sản thuộc Top đầu của miền Bắc đang rất trăn trở khi nhiều nhân sự cấp cao xin nghỉ việc bởi không còn cảm thấy phù hợp với hướng đi của doanh nghiệp. Đau đầu về việc tìm người là một phần, nhưng nỗi lo lớn hơn là những lổ hổng trong văn hóa doanh nghiệp và chiến lược phát triển khiến người cũ ra đi vẫn còn đó.
So với cùng kỳ các năm 2018, 2019, lượng giao dịch và tỉ lệ hấp thụ từ các sản phẩm căn hộ mới chào bán quý III/2020 tại Hà Nội giảm mạnh, chỉ đạt 15,7% so với quý III/2018 và 28.1% so với quý III/2019. Trong quý III, Hà Nội có 13.300 sản phẩm (chủ yếu là căn hộ chung cư) được bán trên toàn thị trường, giao dịch 2.966/13.300 sản phẩm. Tỉ lệ hấp thụ tương đương 22,3%.
Riêng về sản phẩm (s/p) căn hộ chung cư mới được chào bán ra thị trường, theo ghi nhận, trong 9 tháng đầu năm, Hà Nội có 7.989 s/p. Riêng quý III có 2.486 s/p, giao dịch 872 s/p. So với cùng kỳ các năm 2018, 2019, lượng giao dịch và tỉ lệ hấp thụ từ các sản phẩm căn hộ mới chào bán quý III/2020 tại Hà Nội giảm mạnh (lượng giao dịch chỉ đạt 15,7% so với quý III/2018 và 28.1% so với quý III/2019).
Ngược lại giá bán căn hộ Tp.HCM quý 3/2020 tăng mạnh từ 15-20% so với quý 2/2020 đã tạo nên cơn sốt cục bộ phân khúc BĐS này tại Tp.HCM. tổng lượng sản phẩm được bán trên toàn thị trường TP trong quý đạt 12.530 s/p (chủ yếu là căn hộ chung cư), giao dịch 9.408/12.530 s/p. Tỉ lệ hấp thụ tương đương 75,1%.
Nhật Hạ
( Tổng Hợp)
Theo Phụ Nữ Mới