Dấu hỏi về sự hồi phục của thị trường BĐS? [New]
Có thể thấy, việc tìm nguồn vốn để duy trì, phát triển dự án của nhiều doanh nghiệp địa ốc đang càng trở nên bức thiết khi 3 quý vừa qua, trong bối cảnh khó khăn do dịch bệnh, các doanh nghiệp chủ yếu dựa vào nguồn vốn tích lũy, nhưng nay đã cạn kiệt.
Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, trong quí 3 lượng vốn đầu tư nước ngoài trực tiếp (FDI) vào lĩnh vực bất động sản đã có cải thiện tích cực so với hai quí đầu năm. Tổng vốn FDI đăng kí vào lĩnh vực bất động sản đã tăng dần từ mức 0,264 tỉ USD trong quí I lên 0,586 tỉ USD vào quí 2 và bứt phá lên con số 2,35 tỉ USD ở quí 3. Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, trong quí 3 lượng vốn đầu tư nước ngoài trực tiếp (FDI) vào lĩnh vực bất động sản đã có cải thiện tích cực so với hai quí đầu năm. Tổng vốn FDI đăng kí vào lĩnh vực bất động sản đã tăng dần từ mức 0,264 tỉ USD trong quí I lên 0,586 tỉ USD vào quí 2 và bứt phá lên con số 2,35 tỉ USD ở quí 3.
Đây chính là tín hiệu tốt cho việc bổ sung nguồn vốn quan trọng để đầu tư phát triển lĩnh vực bất động sản nói riêng và đóng góp quan trọng đối với đầu tư phát triển kinh tế – xã hội Việt Nam nói chung.
Năm 2020, sự mất cân đối cung – cầu và dịch Covid-19 là những “điểm nghẽn” trên thị trường bất động sản. Đại diện một doanh nghiệp chuyên đầu tư căn hộ tại quận 9 cho hay, công ty đang điều chỉnh chiến lược kinh doanh để phù hợp với tình hình mới khi có quy hoạch TP. Thủ Đức. Dự tính trong đầu quý I/2021, công ty sẽ cho ra mắt dự án, thay vì kế hoạch ban đầu là vào giữa tháng 12/2020. Khi đà suy giảm của năm 2019 còn chưa kết thúc, thị trường bất động sản phải gánh chịu thêm Covid-19, khiến không ít doanh nghiệp địa ốc đuối sức.
Theo số liệu của Bộ Xây dựng đã tổng hợp về thị trường bất động sản quý III để báo cáo thủ Tướng Chính phủ, trên cả nước có 295 dự án với 125.449 căn hộ được cấp phép; 1.272 dự án với 243.265 căn hộ đang triển khai xây dựng; 118 dự án với 25.911 căn hộ hoàn thành. Số lượng dự án nhà ở được cấp phép (giảm khoảng 9,3%) so với Quý II/2020.
Theo ông Nguyễn Văn Đính, Tổng thư ký Hội Môi giới bất động sản Việt Nam, đại dịch Covid-19 đã phủ bóng đen lên thị trường bất động sản, nhưng trong kinh doanh bất động sản luôn có một quy luật, đó là khi khó khăn qua đi, thị trường sẽ tích cực hơn trước. Vì thế, thành công sẽ đến với nhà đầu tư chọn đúng điểm rơi, đón đầu sóng thị trường, bởi thực tế từng chứng kiến không ít nhà đầu tư sẵn sàng mạo hiểm bỏ vốn khi thị trường gặp khó khăn và hái quả ngọt khi thị trường hồi phục.
Ông Đính nhìn nhận, dù chịu nhiều tác động tiêu cực từ dịch bệnh, song đây cũng là dịp để thị trường thanh lọc các dự án, chủ đầu tư yếu kém. Theo đó, thị trường sẽ hình thành lớp nhà đầu tư mới, xu hướng mới, sẵn sàng cho vận hội mới trong năm 2021.
Nhìn chung, trong Quý III/2020, tại miền Bắc, số lượng các dự án du lịch nghỉ dưỡng giảm nhẹ so với Quý trước, số lượng dự án được cấp phép giảm 01 dự án, số lượng dự án đang triển khai giảm 06 dự án, số lượng dự án hoàn thành giảm 01 dự án.
Tại miền Trung có 44 dự án với 3.440 căn hộ du lịch, 3.484 biệt thự du lịch được cấp phép; 91 dự án với 18.652 căn hộ du lịch và 6.065 biệt thự du lịch đang triển khai xây dựng; 23 dự án với 62 căn hộ du lịch, 375 biệt thự du lịch và 1 căn văn phòng kết hợp lưu trú được hoàn thành. Trong Quý III/2020, tại miền Trung, số lượng các dự án du lịch nghỉ dưỡng tăng hơn so với Quý trước, số lượng dự án được cấp phép tăng mạnh (tăng thêm 37 dự án, gấp khoảng hơn 6 lần), số lượng dự án đang triển khai tăng 9 dự án, số lượng dự án hoàn thành tăng 12 dự án (gấp 2 lần).
Tại miền Nam, trong Quý III, theo tổng hợp từ các địa phương, không có dự án du lịch nghỉ dưỡng nào được cấp phép, đang triển khai hay được hoàn thành. Đối chiếu với Quý II/2020 ở miền Nam, có 78 dự án được cấp phép và chỉ tập chung tại Kiên Giang.
Ông Nguyễn Văn Đính, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam lý giải, tại TP.HCM nguồn cung mới từ các dự án bất động sản nhà ở sụt giảm mạnh. Nguyên nhân chính của thực trạng này đến từ việc rà soát, thanh kiểm tra việc tuân thủ quy định pháp luật về đầu tư, xây dựng, đất đai… tại các dự án. Dù cung khan hiếm, cầu thị trường lớn nhưng lượng giao dịch vẫn sụt giảm mạnh bởi hệ lụy từ cung sụt giảm dẫn đến giá bất động sản có chiều hướng tăng.
Thực tế, giá nhà ở Việt Nam đã tăng khá mạnh trong vài năm qua. Theo nghiên cứu của JLL, CBRE hay Savills Việt Nam, mức tăng trung bình toàn thị trường đạt khoảng 7%/năm, riêng phân khúc chung cư giá rẻ có biên độ tăng mạnh nhất, trung bình khoảng 30%/năm trong 3 năm gần đây.
Các chuyên gia cho rằng, những tín hiệu phục hồi này là tiền đề cho một chu kỳ phát triển mới đầy bứt phá của thị trường bất động sản 2021. Tuy nhiên, bên cạnh những chỉ số nói trên, thị trường vẫn cần những bệ đỡ đắc lực để tháo gỡ các điểm nghẽn, thúc đẩy sự tăng trưởng.
Nhật Hạ
( Tổng Hợp)